Thursday, March 6, 2008

Khởi nghiệp làm giàu từ Internet


Khởi nghiệp làm giàu từ Internet

Lời mở
Mỗi người trong chúng ta luôn sống bởi hàng trăm câu hỏi, hàng ngàn thắc mắc. Chúng ta luôn tìm cho mình những phương pháp, những giải pháp làm sao để có cuộc sống tốt đẹp hơn. Để có một cuộc sống đầy đủ- ấm no- hạnh phúc không phải là dễ dàng nhưng cũng không phải là quá phức tạp. Chúng ta luôn muốn có một cuộc sống bình yên, một cuộnc sống nhẹ nhàng thoải mái. Chính vì vậy mà chúng ta luôn vận động, luôn làm việc tìm cách làm sao để tận hưởng cuộc sống an nhàn thú vị…
Ngày nhỏ chúng ta luôn được giáo dục rằng: Con cần phải học, học ăn học nói học gói, học mở… nhưng hình như ít có ai dạy cho chúng ta cách kiếm tiền.
Khi lớn lên Cha mẹ và mọi người lại dạy chúng ta rằng: Con cần phải học thật tốt, học thật giỏi để mai này có việc làm ổn định.

Nhưng chao ôi! Thật chớ trêu mọi việc hầu như không diễn ra theo những gì chúng ta mong muốn. Nỗi lo lớn nhất của chúng ta là
Sẽ làm gì và làm ở đâu sau khi ra trường ?
Liệu các công ty có lo được cho ta công việc ổn định?
Không biết ta có kiếm tìm được công việc như ý muốn?...

Có rất nhiều câu hỏi luôn sẵn có trong đầu chúng ta làm chúng ta phải boăn khoăn lo nghĩ, nhiều lúc khiến cho công việc học tập của chúng ta chẳng đâu vào đâu.
Rút kinh nghiệm từ những người đi trước ngay hôm nay chúng ta cần chuẩn bị cho những những tư thế sẵn sàng và bám sát thực tế, cần chuẩn bị cho mình những định hướng mới, hướng đi mới, môi trường mới để có cuộc sống tương lai tốt đẹp hơn.!

Để giúp các nhân viên, các Cộng tác viên có những kiến thức kinh doanh chuyên nghiệp phù hợp với những yêu cầu của thời đại mới. Công ty đã soạn ra cuốn giáo trình đào tạo tổng hợp và từng bước lên kế hoạch đào tạo nhân viên theo kế hoạch.

Giới thiệu giáo trình

Giáo trình gồm 3 chương

Chương   I: Định hướng chung
Chương  II: Kỹ năng phát triển cá nhân
Chương III: Kỹ năng kinh doanh thương mại điện tử.



Tóm lược nội dung giáo trình.

Chương I: Định hướng chung
Chương này được soạn ra nhằm mục đích tập chung thúc đẩy giúp các nhân viên các Cộng tác viên phát huy sức mạnh đại đoàn kết, sức mạnh truyền thống vốn có của dân tộc. Trang bị cho mọi người những tiêu chuẩn cơ bản của một doanh nhân thế kỷ 21 theo những tiêu chuẩn của bản chất người Á Đông: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí Tín.

Chương này gồm 3 phần
Phần 1. Định hướng phát huy sức mạnh đại đoàn kết
Phần 2. Tiêu chuẩn doanh nhân
Phần 3. Định luật Murphy

Chương II: Kỹ năng phát triển cá nhân
Chương này được soạn ra nhằm giúp các nhân viên khai thác tối đa sức mạnh tiềm năng bản thân. Phá vỡ sức ỳ tâm lý trong mỗi cá nhân con người, trang bị cho mọi người cách tư duy sáng tạo, tác phong làm việc phù hợp với yêu cầu của thời đại.
Chương này gồm 3 phần
Phần 1.  Kỹ năng phát triển tư duy sáng tạo
Phần 2.  Kỹ năng lắng nghe
Phần 3.  Kỹ năng thuyết trình

Chương III. Kỹ năng kinh doanh thương mại điện tử
Chương này được soạn ra nhằm mục đích giúp các nhân viên, Cộng tác viên có những nhìn nhận tổng quan về tình hình kinh tế Thế Giới & Xu thế phát triển của thời đại. Thực trạng và xu hướng phân công lao động trên Thế Giới. Thực trang, cơ hội và thử thách sau hội nhập WTO. Thực trạng & Giải pháp, hướng đi mới cho  Thương mại điện tử Việt Nam thời kỳ sau hội nhập WTO.

Chương này gồm 8 phần.
Phần 1. Cơ hội và thử thách sau hội nhập WTO
Phần 2. Thương mại điện tử khó khăn và giải pháp.
Phần 3. Xác định ngành nghề
Phần 4. Tâm lý tiêu dùng
Phần 5. Phân tích thị trường
Phần 6. Tiếp cận thị trường
Phần 7. Tiếp xúc bán hàng
Phần 8. Chăm sóc sau bán hàng



Tổng kết
Giáo trình đào tạo kỹ năng kinh doanh thương mại điện tử : Khởi nghiệp làm giàu từ Internet là giáo trình được tổng hợp từ rất nhiều nguồn tài liệu quý giá. Tuy nhiên đây chỉ là những lý thuyết,  kết quả thực tế diễn ra như thế nào còn phụ thuộc vào chính bản thân mỗi con người chúng ta, phụ thuộc vào chính sự nỗ lực, khả năng tư duy sáng tạo, năng lực bản thân mỗi nhân viên, mỗi cộng tác viên trong công ty. Chắc chắn kết quả sẽ có nhiều thay đổi chứ không diễn ra theo những nhận định, định hướng mà giáo trình mong muốn.

Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết
Thành công thành công đại thành công.

Mong muốn lớn lao nhất về kết quả của giáo trình đó là: “ Tập hợp được một sức mạnh đoàn kết, sức mạnh tập thể, tập hợp được những người cùng chung chí hướng mục đích, lý tưởng để rồi gằn bó lại đoàn kết lại cùng nhau bàn bạc cùng nhau phát triển thể hiện rõ cái Tôi của người Việt”.

* Các tài liệu tham khảo: Tạp chí Tia Sáng, Những vấn đề kinh tế Thế Giới, www.chungta.com   www.tamviet.edu.vn www.ou.edu.vn
























Chương I
ĐỊNH HƯỚNG CHUNG

1. Định hướng phát huy sức mạnh đại đoàn kết.

Chúng ta đang sống trong thế kỷ 21. Thế kỷ đỉnh cao của nền văn minh nhân loại. Nền kinh tế vật chất, dựa chủ yếu trên cơ sở sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, lấy việc khai thác tài nguyên thiên nhiên sản xuất, chế biến, phân phối sử dụng sản phẩm vật chất làm nền tảng đang chuyển dần sang nền kinh tế Tri thức trong đó việc sản xuất truyền tải, sử dụng tri thức tri phối toàn bộ các hoạt động kinh tế
Nền kinh tế vật chất, dựa chủ yếu trên cơ sở sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, lấy việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, sản xuất, chế biến, phân phối, sử dụng sản phẩm vật chất làm nền tảng, đang chuyển dần sang nền kinh tế tri thức, trong đó việc sản xuất, truyền tải, sử dụng tri thức chi phối toàn bộ các hoạt động kinh tế.
Từ nay các giá trị kinh tế lớn nhất được làm ra không phải trong khu vực trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất mà là trong khu vực khoa học, kỹ thuật và dịch vụ. Vai trò của tài nguyên thiên nhiên & của cải vật chất sẵn có ngày càng giảm so với tiềm năng trí tuệ, tinh thần văn hoá.
Nếu ba mươi năm trước, sự tiêu hao vật chất và năng lượng với nhịp độ khó kiềm chế của nền văn minh công nghiệp truyền thống đã khiến các nhà kinh tế thuọc câu lạc bộ Roma lên tiếng kêu gọi các chính phủ ngừng tăng trưởng kinh tế
( “ tăng trưởng zê – rô” ) để ngăn ngừa thảm hoạ diệt vong, thì cuộc cách mạng công nghệ thông tin đã đảo lộn tình hình đưa nhân loại tiến lên một nền văn minh mới, cao hơn đó là: Nền văn minh Trí tuệ ( trong đó tăng trưởng đi liền với vấn đề không gây “ô nhiễm” môi trường sống )

            Trong xu thế Toàn cầu hoá đi đôi với cạnh tranh quyết liệt, nền kinh tế tri thức tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi cho những nước đi sau có thể dựa vào tiềm năng chất xám để nhanh chóng đuổi kịp các nước khác. Song cũng hàm chứa những thách thức to lớn, những khó khăn, rủi ro và cạm bẫy không phải luôn luôn dễ nhìn, dễ tránh.
            Trong lịch sử chưa bao giờ các đặc điểm tâm lý, trí tuệ có ý nghĩa quyết định như bây giờ đối với nền thịnh vượng thậm chí tồn vong của một quốc gia.
Trong điều kiện ấy, sẽ không có gì lạ nếu tới đây bên cạnh một số nước tăng trưởng mau chóng thần kỳ có thể có những nước suy sụp thảm hại và tụt hậu vô vọng.
Vì vậy phân tích để hiểu rõ đặc điểm văn hoá tâm lý của dân tộc, những truyền thống tốt, những yếu tố tích cực, thúc đẩy sự phát triển, cùng với những nhược điểm, những yếu tố chưa tốt, thậm chí tiêu cực đang hoặc sẽ níu kéo chúng ta tụt lại phía sau là việc làm hết sức cần thiết để giúp chúng ta xây dựng một chiến lược đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh điều kiện Thế Giới ngày nay.

Cần nhìn lại kỹ bản thân ta không chỉ để tự tin hơn mà còn để bớt chủ quản trước tình hình mới. Tự soi gương bao giờ cũng có ích, nhưng không phải chỉ để thấy mình đẹp mà còn đề thấy mình có những khuyết điểm gì cần phải sửa thay vì cố tình che dấu.

.Công ty luôn mong muốn có dịp thảo luận để giúp chúng ta tự hiểu mình và hiểu người hơn trước khi bước chân vào ngành nghề kinh doanh , trước khi bước chân vào sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt trên “ chiến trường” kinh tế.
            Có thể nói ngay từ ngày đổi mới chúng ta đã nhận thực được tầm quan trọng của kết cấu hạ tầng vật chất trong phát triển kinh tế và đã tập chung xây dựng năng lượng, giao thông, bưu điện viễn thông,vv… Chỉ vài năm gần đây khi tăng trưởng chững lại chúng ta mới bắt đầu ý thức rõ hơn tầm quan trọng của kết cấu hạ tầng tâm lý xã hội, tập quán, đặc tính con người, cách nghĩ, cách làm việc, cách sống, quan niệm xử thế…
            Cũng như mỗi con người, một cộng đồng dân tộc có những nét riêng không lẫn được với các dân tộc khác. Ví như đầu óc thực tế của người Mỹ, tính chính xác kỷ luật của người Đức, tinh thần coi trọng danh dự và tính ham học hỏi của người Nhật, sự thông minh tài hoa của người Do thái, tinh thần cố kết dân tộc của các cộng đồng người Hoa, v.v... là những đức tính dù chưa hẳn tiêu biểu cũng đã từng có tác dụng rất quan trọng trong quá trình phát triển lâu dài của các dân tộc kể trên.
Nói chung người Việt Nam chúng ta được đánh giá là thông minh, hiếu học, cần cù trong lao động, dũng cảm trong chiến đấu. Đó là những đức tính hết sức quý báu, đã giúp cho dân tộc ta tồn tại được cho đến ngày nay, trải qua không ít thăng trầm suốt mấy nghìn năm lịch sử.
Có thời, do tự tôn dân tộc quá đà sau những chiến thắng vẻ vang chống ngoại xâm, chúng ta nói về các đức tính ấy một cách say sưa, tưởng chừng như thế đã quá đủ để bảo đảm cho dân tộc ta, một khi được giải phóng khỏi ách đô hộ bên ngoài, sẽ nhanh chóng vươn lên về kinh tế, văn hoá, khoa học.
Thực tế cho thấy không đơn giản như vậy. Ngày càng thấy rõ, trong sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước, ngay trong khu vực Đông Nam Á này, các đối thủ của ta đâu chịu thua kém ta về các mặt kể trên.
Đã đành dân ta thông minh, tài trí. Nhưng khi dẫn chứng sự thông minh của tổ tiên, nhiều người thường nghĩ đến tài đối đáp, ứng xử nhanh trí của các nhân vật như Mạc đỉnh Chi, Trạng Quỳnh, Đoàn Thị Điểm, Hồ xuân Hương, ... hay trong thời hiện đại, thành công của một số vị khoa bảng học giỏi, đỗ cao ở nước ngoài.


Thật ra, học giỏi, đỗ cao thì thời nào cũng tốt, song việc học thời nay khác với thời xưa, và xã hội văn minh bây giờ đòi hỏi nhiều hơn là chỉ học giỏi, đỗ cao, nhất là sự học giỏi hiểu theo quan niệm cũ kỹ của ta (Bill Gates bỏ học, không có bằng cấp cao, nhưng lại là tiêu biểu cho thứ tài năng đắc dụng nhất ở thời đại này).
Chính cái quan niệm lạc hậu về học hành, thi cử, đỗ đạt ấy khiến cho xã hội ta nhiều khi chú trọng đào tạo học trò giỏi theo kiểu học gạo nhiều hơn là khuyến khích tài năng đích thực.
Không ai chối cãi người Việt Nam hiếu học, chuộng tri thức (tuy gần đây cái động cơ và phương pháp tìm đến và sử dụng tri thức đã bị méo mó khá nhiều).
Thời đại này tri thức lại là của báu, vậy tưởng chừng dân ta đã có ưu thế cơ bản để đi vào thế kỷ 21.
            Thế nhưng vẫn chưa phải. Bởi lẽ cái động lực hàng đầu để thúc đẩy xã hội tri thức phát triển là đầu óc tưởng tượng sáng tạo.
Nhưng một thực tế đáng buồn là chúng ta còn  nghèo trí tưởng tượng. Thật vậy, những ai còn nghi ngờ điều này xin hãy bình tĩnh đảo mắt nhìn qua một lượt các kiểu nhà biệt thự mới mọc lên ở thành phố trong thời mở cửa, và dạo qua các cửa hiệu, các chợ đầy ắp hàng Trung Quốc, hàng Thái Lan đang nghiễm nhiên tràn ngập thị trường. Từ quần áo, đồ chơi trẻ em, đồ dùng văn phòng, cho đến xe đạp, quạt máy, v.v.. Nhiều hàng nội của ta không cạnh tranh nổi vì thua kém mẫu mã, hình dáng, chủng loại, giá cả, và nhiều khi cả chất lượng, công dụng.
 Đâu phải kỹ thuật ta không đủ trình độ làm ra các sản phẩm như họ. Chẳng qua chúng ta từ lâu quá quen sao chép, ít chịu khó nghĩ ra ý tưởng mới.
Nhìn lại từ cái bàn, cái ghế, cái giường, cho đến cây bút, cái cặp sách thời bao cấp ở miền Bắc mới thấy rõ sao mà ta tự bằng lòng dễ dàng đến vậy, có thể nói 50 năm không hề suy nghĩ thay đổi.
Đương nhiên ở đây có vấn đề hoàn cảnh và cơ chế, bởi vì cũng những con người ấy, hay cha chú họ, lại có đầu óc tưởng tượng phong phú biết bao trong cuộc chiến đấu chống xâm lược.
Có lẽ do hoàn cảnh lịch sử, ông bà ta bị lối học từ chương khoa cử gò bó tư duy, cho nên so với nhiều dân tộc khác chúng ta ít có những nhà tư tưởng lớn, những triết gia tầm cỡ mà ảnh hưởng sau nhiều thế kỷ còn tiếp tục tác động đến xã hội.
Einstein đã có một câu nói nổi tiếngTrí tưởng tượng còn quan trọng hơn tri thức”
            Giờ đây, tại nhiều tr­êng đại học ở phương Tây câu nói ấy được coi như một khẩu hiệu, một phương châm đào tạo để bước vào thế kỷ mới, khi mà ai cũng biết và cũng tin rằng tri thức là yếu tố quyết định sự phồn vinh của các quốc gia.
Mới nghe tưởng như một nghịch lý, nhưng thật ra là chân lý rất sâu sắc, tổng kết kinh nghiệm của một nhà bác học lỗi lạc bậc nhất mà cống hiến vĩ đại đã tạo điều kiện mở đường cho sự ra đời nền văn minh trí tuệ.
Ai cũng biết tri thức cực kỳ quan trọng, thời nay càng quan trọng hơn bất cứ thời nào trước đây, nhưng ý nghĩa thời sự của chân lý đó là, hơn bất cứ thời nào trong lịch sử, tri thức mà thiếu sức tưởng tượng dễ biến thành tri thức chết, tri thức vô dụng, không có tiềm năng phát triển.
"Biết" và "hiểu" là rất cần để làm theo, đi theo, nh­ng l¹i  hoàn toàn chưa đủ để sáng tạo, khám phá.
Thời nay hơn bao giờ hết, những tác phẩm không hồn, không cá tính, những sản phẩm không mang theo dấu ấn gì đặc biệt, nhàm chán như bao nhiêu thứ lặp đi lặp lại hàng ngày trong cuộc sống bằng phẳng, thì vô luận đó là ý tưởng, dịch vụ hay vật phẩm tiêu dùng cũng đều không có sức thu hút và do đó không có sức cạnh tranh.
Cho nên, thiếu sức tưởng tượng là một khiếm khuyết lớn mà tới đây ta phải cố gắng khắc phục bằng mọi cách, truớc hết từ cơ chế quản lý xã hội và sự chấn hưng nền giáo dục từ nhiều năm chỉ thiên về nhồi nhét trí nhớ, bắt chước máy móc, và kiềm chế cá tính.
Đi đôi với trí tưởng tượng chưa đủ phong phú. Một loạt đức tính cần thiết khác để cạnh tranh thắng lợi trong nền kinh tế toàn cầu hoá: đầu óc kinh doanh hiện đại, cung cách làm ăn lớn, tính toán nhìn xa, trông rộng, táo bạo, nhạy cảm và năng động với cái mới, thích ứng mau lẹ để xoay chuyển tình thế khi gặp khó khăn.Bền bỉ và quyết tâm theo đuổi đến cùng một sự nghiệp được yêu thích, miệt mài học tập, ngẫm nghĩ và phân tích sâu sắc, nghiên cứu nghiêm túc để tìm hiểu cặn kẽ đạo lý của mọi vấn đề.

            Có lẽ do quá lâu quen sống trong cảnh nghèo thiếu nên người dân ta nhiều khi dễ nhẫn nhục an phận, dễ bằng lòng với những thay đổi nhỏ, những suy tính cá nhân hời hợt, thiển cận theo lối cò con.Vì không cực đoan nên ít có đổ vỡ lớn, nhưng dễ bảo thủ, ít dám chấp nhận rủi ro tìm con đường mới do đó cũng dễ lâm vào trì trệ triền miên.Không có thói quen tính toán hiệu quả, thiếu đầu óc thực tế, lại ham chuộng hình thức, chạy theo hư danh viển vông, kém khả năng và kinh nghiệm hợp tác, góp sức cùng nhau thực hiện một mục tiêu, một kế hoạch lớn.Cho nên ít xây dựng được êkip mạnh về một lĩnh vực nào, thường chỉ có nhiều cá nhân giỏi đứng riêng lẻ mà không hợp lại được để tạo ra synergy cao, hình thành những tập thể hùng mạnh, xuất sắc.
Cộng đồng người Việt ở hải ngoại cũng thể hiện ít nhiều một tinh thần rời rạc như thế, ý thức đoàn kết giúp đỡ nhau không được như các cộng đồng Do thái hay Hoa kiều, cũng do đó ít có người giàu thật lớn, ít có nhà khoa học thật tầm cỡ, thường chỉ đến một địa vị nào đó là thoả mãn, mệt mỏi, không mấy người đeo đuổi tham vọng thật cao xa.
Tất cả những nhược điểm trên, nếu không chú ý khắc phục, đều sẽ trở thành những lực cản không cho phép chúng ta tiến nhanh ở thời đại kinh tế tri thức này.
Một câu hỏi đặt ra: Tại sao trong chiến đấu chống ngoại xâm, dân tộc Việt Nam có thể tỏ ra xuất sắc vô song về trí tưởng tượng, về thông minh, tài trí, dũng cảm, mà trong xây dựng thời bình chưa đuợc như vậy?
Phải chăng vì ta chưa khêu gợi, nuôi dưỡng được trong nhân dân một ý chí tự cường mạnh mẽ, một quyết tâm rửa nhục nghèo nàn lạc hậu cũng cao ngang như quyết tâm rửa nhục mất nước trước đây?
            Như chúng ta đã biết:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
            Đó là nguyên lý cơ bản tạo nên những đặc tính sâu sắc truyền thống của người dân Việt Nam.

Trong thời chiến chúng ta đã thắng lợi những đế quốc sừng sỏ nhờ biết phát huy sức mạnh đại đoàn kết.Vậy thì trong thời bình thì sao? Các bạn nghĩ sao khi tinh thần đoàn kết giúp nhau làm kinh tế của chúng ta được hợp lại, các bạn nghĩ sao khi chúng ta cùng chúng sức đồng lòng đoàn kết giúp đỡ nhau, dìu dắt nhau đi lên cùng hợp tác, chiến đấu kề vai sát cánh trong những điều kiện cơ hội làm giàu mới của chúng ta, trong “biển lớn” hội nhập nền kinh tế Thế Giới WTO.

Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết
Thành công thành công đại thành công

            Đó là vấn đề chúng ta cần phát huy mạnh mẽ trong thời gian tới !

            Chúc các bạn thành công!

            Hoàng Thái

2. Tiêu chuẩn doanh nhân:

            Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín đó là những yêu cầu đạo lý làm người của người Á Đông và cũng là những yêu cầu đức tính cơ bản của doanh nhân thế kỷ 21.
Nhân
Trong quan hệ với con người (đối tác, khách hàng, người công sự, công nhân…), luôn thể hiện sự tôn trọng nhân phẩm, lấy nhân đạo, nhân bản làm kim chỉ nam trong giao dịch, lấy con người làm gốc mà không lấy đồng tiền làm thước đo giá trị.
            Lễ
Thể hiện sự bình đẳng trong quan hệ nhân sự, giao dịch kinh doanh, giữ thái độ ôn tồn, hoà nhã, không phân biệt đối xử, không chủ trương "cá lớn nuốt cá bé".
Nghĩa
Lấy lòng nhân hậu, thuỷ chung, có trước có sau mà đối xử với đối tác; dù thương trường được quan niệm như chiến trường, trong mọi giao dịch luôn trung thực, chân thành, thiện chí và hữu nghị.
Trí
Thông minh, khéo léo trong mọi tình huống, dám mạo hiểm và dám chịu rủi ro; giỏi chèo chống, khéo léo vượt qua mọi hiểm nghèo, vượt qua rủi ro thử thách.
Tín
Là điều kiện của thành công, không có chữ tín chắc chắn sẽ thất bại; sự thất bại đối với doanh nhân không giữ chữ tín là sự thất bại báo trước, thời gian chỉ có thể là sớm hay muộn mà thôi.

Phần 3. Định luật Murphy

Tương truyền các Định luật (ĐL) Murphy do một sĩ quan không quân sáng tạo ra sau một loạt vấn đề và rắc rối xảy ra tại một sân hay quân sự ở California. Các ĐL này ngày nay đã trở nên rất nổi tiếng. Sau đây là một số ĐL có thể đúng và hầu hết mọi người nhưng đặc biệt đúng với các nhà quản lý- Mời các bạn tham khảo, biết đâu chính chúng ta cũng phát minh ra những ĐL có giá trị tương tự.
1. Nếu bạn để mặc các vấn đề, chúng sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn.
2. Khi bạn dự định bắt tay vào làm việc gì, thế nào bạn cũng có một việc khác phải làm trước.
3. Không có gì đơn giản như là thoạt tiên bạn tưởng.
4. Mọi việc đều tốn nhiều thời gian hơn là bạn nghĩ.
5. Nếu có nhiều điều có thể xảy ra, thường thì điều tệ hại nhất sẽ xảy ra.
6. Thiên nhiên luôn vạch ra những sai lầm đang được con người cố tình che giấu.
7. Mọi việc bao giờ cũng tốn kém hơn là bạn trù tính.
8. Dính líu vào một vụ việc bao giờ cũng dễ hơn là thoát khỏi việc đó.
9. Không thể nào khiến cho mọi việc “thật rõ ràng, đến anh ngốc cũng hiểu” được bởi vì những anh ngốc lại rất thông minh.
10. Mỗi một giải pháp lại phát sinh ra một vấn đề mới.
11. Hay đến đâu mà nhiều quá cũng sẽ nhàm chán.
12.Nếu bạn tìm cách làm vừa lòng tất cả mọi người, thế nào cũng sẽ có người mất lòng.
13. Nếu bạn làm dối trong một thời gian dài, thế nào cũng có lúc vỡ lở.
14. Khi bạn thử làm cho mọi việc thật rõ ràng dễ hiểu, bạn chỉ khiến mọi người rối trí.
15. Nói rằng có 50% khả năng thành công nghĩa là có 75% khả năng thất bại.
16. Không có hai vật gì có thế thay thế được cho nhau một cách hoàn hảo.
17. Trong mọi con tính, những con số có vẻ hiển nhiên đúng lại chính là nguyên do dẫn đến sai lầm.
18. Nếu có nhiều người cùng mắc lỗi trong một việc, trách nhiệm sẽ chẳng thuộc về ai cả.
19. Nếu bạn chưa tìm thì cũng chưa có gì bị mất cả.
20. Nếu có 3 sự kiện có thể xảy ra trong vòng vài tháng thì rất có thể chúng sẽ xảy ra trong cùng một buổi tối và rất có thể sẽ là tối... hôm nay.
21. Murphy là một người lạc quan.

Mời các bạn tiếp tục bổ sung các “định luật” của mình.

Chương II
KỸ NĂNG PHÁT TRIỂN CÁ NHÂN

Phần 1. Kỹ năng phát triển tư duy sáng tạo

            Mục Đích: Giúp mọi người khẳng định mình, khẳng định được con đường mình đi là đúng, khẳng định được mình cần phải yêu ngành nghề gắn bó với ngành nghề để có hiệu quả làm việc cao nhất, giúp mọi người hiểu rõ về tiềm năng bản thân và biết cách khai phá tiềm năng bản thân : Ước mơ mong muốn, nguyện vọng, những điểm mạnh yếu trong bản thân, cách phá vỡ sức ỳ tâm lý và các cách làm việc hiệu quả…
            Phương pháp: Đưa ra những câu chuyện những bài học kinh nghiệm những lời dăn dạy của những người nổi tiếng…Nhằm thúc đẩy nhiệt huyết kinh doanh, khao khát làm giàu, muốn thay đổi cuộc sống hiện tại luôn có sẵn trong mỗi con người.
 Giúp mọi người khẳng định rằng: “ Chúng ta muốn thành công trong kinh doanh hay trong bất kỳ một lĩnh vực nào thì chúng ta cũng cần luôn phải có sự kiên trì bền bỉ và luôn lỗ lực cố gắng vươn lên để đạt được mục tiêu”

-      Khái niệm: Thế nào là tư duy sáng tạo?
-      Viết tất cả những câu trả lời, những ý kiến về câu hỏi trên lên bảng.
-      Chọn lọc lấy một khái niệm chung nhất
-      Lấy ví dụ về tư duy sáng tạo: Cây bút dùng để làm gì?
-      Ghi tất cả những phương pháp trả lời của mọi người.
-      Kết luận: Chỉ với 1 cây bút viết nhưng chúng ta có rất nhiều ý tưởng sử dụng khác nhau. Trong công việc cũng vậy sẽ có rất nhiều phương pháp khác nhau để hoàn thiện một công việc.
-      Khái niệm sáng tạo: Bạn làm được cái gì mới, khác biệt và có lợi ích đấy chính là sáng tạo.
-      Khái niệm về tư duy sáng tạo: Tư duy sáng tạo là sự suy nghĩ có phương pháp để tìm ra phương pháp mới giải quyết những vấn đề một cách hiệu quả .
-      Kể câu chuyện về thiên tài Edison ( Nói về những lỗ lực của ông trong việc chế tạo ra bóng đèn) theo phương pháp Thử & Sai.
-      Kết: Phương pháp chung nhất phát triển tư duy sáng tạo là không ngừng lỗ lực vươn lên trong cuộc sống, luôn luôn học hỏi những điều xung quanh để tìm ra những giải pháp mới giúp cho cuộc sống tươi đẹp và hoàn thiện hơn theo ý muốn.

9 giải pháp phát triển tư duy sáng tạo

1.   Xác định cho mình một mục tiêu

-     Mục tiêu của tôi là…. Thế còn mục tiêu của các bạn?
-     Tất cả chúng ta ai cũng muốn hướng tới sự thành công trong cuộc sống. Muốn đạt được mục tiêu chúng ta phải làm gì?
-     Có rất nhiều phương pháp để biên mục tiêu thành hiện thực nhưng muốn đạt được mục tiêu đó, trước hết các bạn phải tự tao ra cho mình phong cách sống, phong cách làm việc của người thành công, phải có suy nghĩ của người thành công.
      “ Nếu bạn cho mình là người thất bại thì chắc chắn bạn sẽ là người thất bai”  Naponeon hi.

2. Thay đổi hình tượng cá nhân
-     Cần tạo cho mình một phong cách làm việc chuyên nghiệp: Cách đi đứng, lời nói, chất giọng, cần phải thổi hồn thổi bầu nhiệt huyết vào lời nói.
-     Luôn tạo cho mình sắc thái vui vẻ, tự tin, cái bắt tay cơ bản với đồng nghiệp, với cấp trên…
     
3. Thay đổi tư thế bên trong
-     Không sợ thất bại ( Câu chuyện về Edison đã cho chúng ta thấy điều đó)
-     Trong kinh thánh nói: “ Tự tin dời núi ắt sẽ dời được núi, cho rằng không thể dời núi ắt sẽ không thể dời núi”
-     Bạn không nên đánh giá thấp tiềm năng của chính bản thâm bạn mà mỗi ngày bạn cần phải nguyện ước, tự suy nghĩ vận động trăm năm như một, phải cố gắng phá vỡ cái tiềm lực yếu kém của bản thân bạn. Khi niềm tin trở thành hành động thực tế thì bạn ắt sẽ trở nên nổi bật trước quần chúng.
-     Phương pháp phát triển tứ duy sáng tạo còn thể hiện ở chỗ bạn Nghĩ như thế nào thì bạn cần phải Làm như vậy.
-     Bạn luôn mong muốn tương lai mình sẽ trở thành một người giàu có, một doanh nhân thành đạt.
-     Để giúp các bạn có hưng phấn và niềm tin vào bản thân tôi xin mời các bạn chúng ta hãy cùng nhau chia sẻ cho nhau những gì tốt đẹp nhất, chia sẻ cho nhau những nguyên nhân thành công và thất bại, những kinh nghiệm sống có vậy thì chúng ta mới mau chóng thanh công được.
-     Đỉnh cao của sự sáng tạo là thành công do đó chúng là luôn phải suy nghĩ và lảm việc một cách sáng tạo.

Câu chuyện đàn kiến
Một bài học bấtn ngờ và thú vị. Trong giờ nghỉ trưa, tôi bỗng chốc bị thu hút bởi 1 đàn kiến, một đàn kiến đang đi kiếm mồi. Chúng đi rất có hàng có lối vì những con đi trước luôn tiết ra chất nhờn để con sau biết lối đi và bỗng nhiên có một sự cản trở chúng tiến lên phía trước, đó chính là vệt ngón tay của tôi. Hầu như tất cả đều quay trở lại không dám tiến lên phía trước nhưng vân có vài chú đi vòng đường khác và vài chú bò ngang qua vệt ngón tay của tôi để đi tiếp.

Qua câu chuyện thú vị này tôi có 1 câu hỏi dành cho các bạn: Theo các bạn chú kiến nào yếu đuối, chú kiến nào dũng cảm và chú kiến nào dũng cảm & khôn ngoan nhất?
Vâng chắc chắc rằng chú kiến dám vượt qua và tìm đường vượt qua là chú kiến dũng cảm và khôn ngoan nhất còn những con kiến không giám vượt qua là chú kiến yếu đuối nhất rồi.
Con người chúng ta cũng vậy luôn tồn tại 3 loại người: Yếu đuối, dũng cảm và khôn ngoan. Bạn muốn trở thành người như thế nào? Dũng cảm và khôn ngoan chắc chắn đó là điều tất cả chúng ta mong muốn.
           

            3. Đùa với não bạn một chút

Để tiếp tục giúp các bạn phát huy khả năng tư duy sáng tạo, tự khẳng định mình, chúng tôi mời các bạn tham gia một số trờ chơi giải đố sau:

Bạn hãy trả lời trước khi nhìn giải đáp: "Jack được trả 5 đôla cho một lần cưa khúc gỗ ra làm đôi. Vậy Jack được trả bao nhiêu tiền để cưa khúc gỗ ra làm bốn?".
"Có 2 người ngồi trước cửa siêu thị và chơi cờ tướng. Họ chơi 5 ván. Mỗi người đều thắng 3 ván. Sao lại thế?".

Giải đáp:
Câu 1: 15 đôla, vì để cưa khúc gỗ ra làm đôi thì chỉ cần một lần cưa, nhưng để cưa một khúc gỗ ra làm 4 thì cần 3 lần.
Câu 2: Bởi vì 2 người này chơi với 2 người khác nhau.

 Đây là 2 trong số nhiều câu "đố mẹo" đơn giản nhất. Chúng đánh lừa não bạn vì não bạn có xu hướng suy nghĩ theo kiểu "mặc định": 2 người chơi cờ thì "mặc định" là họ chơi với nhau, cưa khúc gỗ làm đôi được 5 đôla thì cưa làm 4 (2x2) thì "mặc định" là được trả 5x2=10 đôla... Trong khi đề bài không hề có những dữ kiện như vậy. Tại sao bạn lại "mặc định" như thế? à?ó chính là sức ỳ tâm lý làm cho não bạn bị mắc lừa ở những câu đố đòi hỏi nghĩ sáng tạo.
Nghĩ sáng tạo là nhìn một vấn đề, một câu hỏi... theo những cách khác với thông thường. Tức là nhìn mọi thứ từ các góc độ, tầm nhìn khác nhau, "nhìn" theo những cách không bị hạn chế bởi thói quen, bởi phong tục, bởi tiêu chuẩn...

4.  Nghĩ sáng tạo xa hơn
Những câu chuyện về nghĩ sáng tạo không phải chờ đến thời kỹ thuật hiện đại. Từ những năm 1400, Nữ hoàng Isabella của Tây Ban Nha có lần yêu cầu mọi người tìm cách để quả trứng đứng thẳng trên một đầu của nó, mà không được dùng cái đế gì kê ở dưới.Tất cả các vị quan trong triều đình đều vò đầu bứt tóc chịu thua. Nhưng rồi một thuỷ thủ trẻ bước đến, đập vỡ một đầu của quả trứng và dựng nó lên bằng đầu đó. Tất nhiên, ruột trứng chảy hết ra và các quan thì vô cùng tức giận. Nhưng Nữ hoàng thì không. Nữ hoàng chưa bao giờ nói rằng không được đập vỡ trứng, còn các quan đã nghĩ "mặc định" là như thế. Và Christopher Columbus - một thuỷ thủ - bằng cách nghĩ ra bên ngoài chiếc hộp (lần này có lẽ là bên ngoài cái vỏ trứng!), đã giải quyết được vấn đề. Ông được Nữ hoàng cung cấp tàu và tiền để bắt đầu chuyến phiêu lưu của mình.
Thực ra, đây là một ví dụ rõ ràng về một con người không chấp nhận bị giới hạn bởi những suy nghĩ thông thường. Columbus lên tàu đi vòng quanh thế giới, trong khi tất cả mọi người lúc đó còn khẳng định là thế nào rồi ông cũng đi đến "rìa" thế giới và rơi tõm ra ngoài.
5. Ứng dụng của nghĩ sáng tạo
Nếu sức ỳ tâm lý của bạn vẫn còn lớn, e rằng đến bây giờ bạn lại "mặc định" rằng vậy ra "nghĩ sáng tạo", nói vòng vo mãi, cuối cùng cũng chỉ để... giải các câu đố!!!
Bạn hãy nghe câu chuyện này. Có 2 người làm bánh quế, với chất lượng và giá cả như nhau. Khi mọi người chán ăn bánh quế và không mua nữa, một người bán chẳng biết làm sao và bỏ nghề. Trong khi đó, người còn lại đã "thiết kế" bánh quế kiểu mới bằng cách cuộn tròn nó lại theo hình nón và tạo ra một sản phẩm mới hoàn toàn: ốc quế cho kem.
Như vậy, người bán hàng thứ nhất đã không thể đi tiếp được, còn người thứ hai đã chuyển dịch ra ngoài giới hạn và những mặc định thông thường.
Nếu không có sự "nghĩ sáng tạo" của người thứ hai, hẳn bây giờ chúng ta vẫn chỉ biết ăn kem que hoặc dùng thìa múc từ cốc (hoặc nếu không có ai nghĩ sáng tạo từ ban đầu thì có thể chúng ta thậm chí còn chẳng có kem mà ăn!).
Khả năng nghĩ sáng tạo càng trở nên cực kỳ quan trọng trong thế giới kinh doanh thay đổi nhanh chóng như hiện nay.
6. Những phẩm chất của một người nghĩ sáng tạo
- Độc lập.
- Tự tin.
- Chấp nhận rủi ro.
- Nhiều năng lượng.
- Nồng nhiệt.
- Không gò bó.
- Thích phiêu lưu.
- Tò mò, hiếu kỳ.
- Nhiều sở thích.
- Hài hước.
- Trẻ con, hiếu động.
- Biết nghi ngờ.
Thực tế cuộc sống không phải là một cái hộp, nên bạn đừng tự tạo ra rồi chui vào đó!
7. Bạn có thể học để nghĩ sáng tạo
Ai trong chúng ta cũng có sự sáng tạo, và tin tốt là nếu bạn thấy mình "chưa" (chứ không phải là "không") sáng tạo, bạn có thể học. Công việc càng khó thì não bạn hoạt động càng tích cực. Theo nghiên cứu thì đến thiên tài cũng mới sử dụng có 15% hiệu suất não của mình! Cho nên, học nghĩ sáng tạo để não bạn đi xa hơn là hoàn toàn có thể. Thậm chí, có rất nhiều gợi ý cho cách học nghĩ sáng tạo.
a. Phương pháp SAEDI - "SAEDI" Không phải là từ gì quái dị, nó là từ "IDEAS" viết lộn ngược mà thôi khi nghĩ sáng tạo chỉ cần bạn nhìn mọi thứ theo chiều khác đi.
S = State of mind (cách suy nghĩ): Tự nói rằng "Tôi chẳng sáng tạo chút nào" hoặc "Tôi chẳng bao giờ có ý tưởng gì hay ho đâu" sẽ huỷ hoại sức sáng tạo của bạn. Nghĩ sáng tạo đòi hỏi nghĩ tích cực.
A = Atmosphere (không khí). Có những người thích ở nơi đông người mới nghĩ ra nhiều thứ. Có những người lại phải ngồi một mình yên tĩnh mới sáng suốt được. Bạn hãy tạo cho căn phòng mình có không khí tuỳ theo sở thích. Nếu bạn có nhiều ý tưởng khi đang... đi, hãy chăm đi dạo ở công viên, bờ hồ... Trang trí phòng bạn bằng những bức ảnh, ánh sáng... mà bạn thích.
E = Effective thinking (Nghĩ hiệu quả). Nghĩ hiệu quả tức là hướng suy nghĩ của bạn đến những mục đích cụ thể. Không có mục đích thì bạn sẽ làm rối hết mọi việc lên.
D = Determination (Quyết tâm). Sự sáng tạo đòi hỏi có luyện tập. Bạn nên tạo thói quen tưởng tượng. Những ý tưởng ban đầu của bạn có vẻ hết sức buồn cười và không ai chấp nhận, nhưng đừng bỏ cuộc.
I = Ink (viết). Khi bạn nhìn vào những thứ bạn viết ra, bạn sẽ có nhiều ý tưởng hơn là chỉ nghĩ đến nó.
b. TILS:
T = Think it: Suy nghĩ.
I = Ink it: Viết ra.
L = Link it: Nối, liên tưởng.
S = Sync it: là đồng nhất.

8. Luyện tập
Có những bài tập suy nghĩ sáng tạo mà bạn có thể thử:
- Nếu bạn cần giao tiếp nhưng bạn không thể sử dụng từ ngữ, dù viết hay nói, thì bạn làm cách nào? Một người đã đưa ra những ý sau: ngôn ngữ cử chỉ, dùng trống, dùng đồ vật, dùng đèn nhấp nháy, vẽ...
- Bạn hãy đặt ra những câu hỏi cho những đồ vật thường ngày, ví dụ: "nếu thang máy không chỉ đi lên và xuống mà còn từ đầu này sang đầu kia thì sẽ thế nào?", "nếu mỗi cơ quan yêu cầu mỗi ngày mỗi người phải cười ít nhất 30 phút thì sao?"...
- Vấn đề của một công ty bán khoai tây chiên: khoai tây chiên thường rất dễ vỡ vụn khi đóng gói, vận chuyển..., vậy làm thế nào? Bạn có thể bắt đầu bằng việc nghĩ ra cách đóng gói và vận chuyển mà không làm khoai tây bị vỡ. Sau đó, suy luận: về bản chất thì cái gì giống miếng khoai tây chiên, chúng có dễ vỡ không?...
- Một cuốn sổ tay thì bạn có thể sáng tạo theo cách nào? "Sức ỳ tâm lý" rất dễ làm cho đa số mọi người nghĩ rằng "sổ tay thì còn gì để sáng tạo nữa!". Nó rõ ràng đến phát bực mình! Nhưng vẫn có những ý tưởng của những người không chịu thua: Sổ tay đổi màu; Sổ biết đọc những thứ mình viết lên; Sổ sửa lỗi chính tả; Sổ hình tròn; Sổ có thể dán giấy lên mà không cần hồ dán; Sổ có thể dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh...
9. Kết
Có một người cha giàu có với 3 người con trai. Ông muốn trao lại tài sản cho người con thông minh nhất. Thế là ông nghĩ ra một cách: đưa cho mỗi người một khoản tiền nhỏ và bảo những người con hãy mua thứ gì có thể làm đầy được nhà kho, càng đầy càng tốt.
Ba người con cầm tiền và đi tìm thứ vừa rẻ vừa dễ làm đầy nhà kho. Người con cả nhìn thấy một cái cây rất to trên đường, và nghĩ rằng cành và lá cây rất cồng kềnh, sẽ tỏa ra được mọi ngóc ngách của phòng. Thế là anh ta mua hết cành cây và thuê người đem về nhà.
Người con thứ hai thì mừng húm khi nhìn thấy đống cỏ khô. Cỏ vừa rẻ vừa nhẹ, lại nhỏ, dễ dàng làm đầy nhà kho. Thế là anh ta mua hết cỏ và thuê người đem về nhà.
Người con út nghĩ đi nghĩ lại về cách làm đầy nhà kho sao cho vừa hiệu quả, vừa không tốn kém. Cuối cùng, anh ta chỉ mua một ngọn nến. Khi thắp ngọn nến lên, cả nhà kho đầy tràn ánh sáng. Người cha rất hài lòng và để lại tài sản cho người con út.
Hàm ý của câu chuyện này là trước khi chúng ta muốn thắp sáng khả năng sáng tạo của bản thân thì chúng ta phải đưa đầy nguồn ánh sáng, nguồn kiến thức vào trong đầu chúng ta hãy.
7 Nguyên tắc thành công
            Trong chúng ta không có người nào là không từng thất bại, không từng bị những người khác cản trở, không có người nào là không muốn thành công. Nhưng muốn thành công thì cần phải thực hiện tốt mấy điểm sau:
1.      Xây dựng trạng thái tích cưc: Trong lòng luôn cổ vũ lạc quan, luôn cổ vũ bản thân, luôn phải lỗ lực trong cuộc sống. Phải luôn tự khích lệ mình không được nghĩ mình thất bại, yếu kém , chỉ nghĩ mình luôn phải cố gắng lên. Phải hiểu rõ không ai thành công mà không từng thất bại “ Thất bại là mẹ thành công” phải hiểu rõ mình muốn gì và cần phải làm gì để đạt được điều mình mong muốn.
2.      Học Tươi cười: Tươi cười có thể làm đối phương tin tương, có thể làm quen được với người xa lạ, nhưng tươi cười phải xuất phát từ tấm lòng trung thực của bản thân.
3.      Xây dựng hình tượng bản thân cho đẹp: Trước hết cần đánh giá nhìn nhận bản thân, Tôi là ai? Tôi sẽ là người như thế nào? Tôi muốn mọi người nhìn tôi ra sao? … Không nên phô trương khoe khoang cho rằng ta đây là người hiểu biết thì mới mong học hỏi được ở người khác những điều hay điều tốt, mới nhìn ra điểm mạnh điểm yếu của kẻ địch. Phải luôn bồi dưỡng kiến thức bản thân, học và nhớ nhiều người nổi tiếng…
4.      Nắm vững thời cơ tự giới thiệu mình: Thời cơ thường đến một cách tự nhiên, bất ngờ, do đó ta cần phải tỉnh táo phân tích và nắm bắt thời cơ biến thời cơ thành hiện thực. Tự giới thiệu mình chính là 1 kỹ xảo, thể hiện cái nhìn thấu đáo trong xã hội thương phẩm hiện đại.
5.      Nhìn người cho kỹ: Khi ngồi trước người khác phải có thói quen để ý thái độ của họ. Học tập cách nhìn chính diện vào mắt người khác tránh tự ti, không nên nghi ngờ ý tưởng của người khác.
6.      Xoá bỏ sự sợ hãi: Sợ hãi là trạng thái tâm lí của con người, ai cũng có tâm lí này nhưng hầu hết tất cả mọi người đều coi nhẹ nó, thậm chí né tránh nó, không dám đối mặt . trong khi cuộc sống có rất nhiều trở ngại không ngừng nảy sinh gây tâm lý sợ hãi cho con người: Sợ thất bại, sợ người khác chê cười, sợ bản thân mình yếu kém…
7.      Tâm hồn trong sáng: Trước hết muốn làm giàu phải có cái Tâm trong sáng, cái tâm hướng thiện. Đó là nguyên tắc cơ bản để thành công trong kinh doanh. Những người vong ơn bội nghĩa thì tài phúc không thể nào đến với họ. Chỉ có duy trì được đức tính hướng thiện thì mới mong tài phúc đến với mình.

Phần 2. Kỹ năng lắng nghe

Nói là bạc in lặng là vàng

Chúng ta sinh ra có 2 cái tai đề nghe và có 1 cái miệng để nói chính vì vậy mà thời gian nghe của chúng ta phải bằng 2 lần thời gian nói.

            Để giúp các bạn có kỹ năng lắng nghe hiệu quả tôi xin trích dẫn toàn bộ bài giảng Bàn về kỹ năng lắng nghe do TS Nguyễn Hữu Thân khoa kinh tế ; QTKT ĐH mở BC TP HCM.

            Nói chỉ là một mặt truyền thông giao tiếp trong cuộc sống. Nếu bạn muốn thành công  mẫu mực thì bạn phải dành hơn 1 nửa thời gian lắng nghe khi giao tiếp. Tuy nhiên lắng nghe được xem là một trong những kỹ năng ít được quan trọng nhất trong giới kinh doanh trong các cơ quan và trong lớp học.
            Trên thực tế nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ hàng triệu đô la Mỹ chỉ vì  truyền thông giao tiếp bị lệch lạc bắt nguồn từ thất bại là: Không biết lắng nghe; không hiểu được nhu cầu khách hàng. Sinh viên không lắng nghe thì không hiểu bài và không nắm vững được vấn đề của bài giảng. Nhân viên không biết lắng nghe thì không thể nắm vững được chủ trương chính sách của công ty…

            Bạn có bao giờ cảm thấy bực mình khi nói mà người khác không lắng nghe những gì bạn nói?
           
            Bởi vì lắng nghe là hoạt động thường nhật hàng ngày cho nên chỉ có 1 số ít người quan tâm đến việc phát triển kỹ năng này. Tuy nhiên không giống như việc lắng nghe tự nhiên Kỹ năng lắng nghe đòi hỏi một sự tập trung tổng hợp

Nghe là một chức năng tự động có tính cách vật lý vì vậy khi bạn nghe được một số từ thì không nhất thiết điều đó thể hiện là bạn đang lắng nghe.
Lắng nghe hiệu quả là một cách lắng nghe như thể bạn đang là một bác sĩ đang chuẩn bệnh qua tai nghe hoặc là một phi công đang tiếp xúc với đài kiểm soát trong một cơn bão. Những người biết lắng nghe là những người biết tiếp cận thông tin mới, những ý kiến mới và lợi điểm của họ là nắm bắt được thông tin, cập nhật hoá thông tin và cuối cùng là giải quyết được vấn đề cần giải quyết.

Một người tin vào tầm quan trọng của kỹ năng lắng nghe đó là ông Jen fer Law Son, Phó tổng giám đốc điều hành chương trình PBS, được giao nhiệm vụ thống nhất 314 nhà ga, ông Law Son hiểu rằng:
“ Nếu bạn muốn thay đổi sự quan liêu thì điều quan trọng nhất là bạn phải biết lắng nghe, bạn phải cho mọi người cơ hội đảotút bỏ một sự bất mãn nào đó của họ”
Tuy nhiên hầu hết mọi người đều không biết lắng nghe hiệu quả. Có nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng mình rằng: Khi người ta thực sự lắng nghe thì người ta mới hiểu được 25% nội dung câu chuyện hoặc ít hơn.
Một người bình thường chỉ nhớ được một nửa những gì mình đã lắng nghe trong vòng mười phút nói chuyện và quên đi một nửa những gì đã nhớ sau 48 tiếng đồng hồ. Một điều cần chú ý nữa đó là  khi chúng ta hỏi lại những gì vừa nghe thì mọi người lại trả lời một cách rất lộn xộn. Bởi vì lắng nghe có hiệu quả là sự đòi hỏi người ta phải có sự lỗ lực , có ý thức và có ý trí trong khi lắng nghe. Hầu như mọi người không hiểu rằng lắng nghe một cách hiệu quả là cách tốt nhất để cải thiện khả năng giao tiếp của mình và là điều kiện để mình thăng tiến trong mọi lĩnh vực.
Ba kiểu  lắng nghe
 Với những tình huống khác nhau thì đòi hỏi chúng ta lại phải có những kỹ năng lắng nghe khác nhau.
Giả sử khi bạn tham dự một buổi báo cáo ngắn về chế độ bảo hiểm y tế của cơ quan thì cách lắng nghe của bạn là chỉ cần tập chung vào nội dung cơ bản về quyền lợi, để đánh giá chính sách và bạn đưa ra những kế hoạch liên quan đến nhu cầu của bạn. Đây gọi là kiểu lắng nghe về nội dung
Khi bạn tham dự một buổi họp tổng kết phê bình và tự phê bình thì cách lắng nghe của bạn lại khác. Việc lắng nghe lại hướng tới sự phân tích những lời nói phê và tự phê có đúng với thực tế hay khống, có đủ hay là vẫn còn thiếu sót…để từ đó bạn đưa ra những lời nhận xét phê bình hay khen thưởng. Đây gọi là kiểu lắng nghe để phê bình
Nhưng khi một người bạn nào đó nói chuyện với bạn về những vấn đề khó khăn trong cuộc sống của người đó thì bạn lại lắng nghe một cách thấu cảm, cố gắng hiểu được những cảm giác của người bạn đó. Đây gọi là kiểu lắng nghe tích cực hoặc cảm thông.

Tiến trình lắng nghe.
Khi hiểu được tiến trình lắng nghe thì bạn mới hiểu vì sao thông tin mà bạn ngeh thấy thường hay mất và không lưu nhiều được vào trí nhớ của bạn.
-      Tham dự : Khi nghe thông tin một cách tự nhiên và ghi chép. Sự tiếp nhận thông tin của bạn có thể bị cản trở bởi tiếng ồn xen vào, nghe kém hoặc không chú ý. Do đó khi tham dự Nghe bất kỳ một thông tin gì thì bạn cũng cần chú tâm để lắng nghe
-      Diễn giải : Cách thuyết trình và giải thích của diễn giả có thể khác với bạn, vì vậy mà bạn cần chú ý xác định xem thực sự diễn giả muốn truyền đạt thông tin gì tới bạn.
-      Ghi nhớ : Khi lắng nghe cách tốt nhất để bạn nhớ nội dung chính là việc ghi chép, bạn hãy ghi chép lại hoặc phác thảo trong đầu những chi tiết quan trọng mà diễn giả truyền đạt.
-      Đánh giá : Hãy ứng dụng những kỹ năng phân tích- phê bình của bạn để đo lường hay nhận sẽ những thông tin mà diễn giả truyền đạt, hãy tách biệt sự kiện ra khỏi kiến và đánh giá chất lượng của những chứng cứ dẫn dắt.
-      Hồi đáp: Bạn hãy phản ứng lại hoặc đánh giá thông tin mà diễn giải truyền đạt có thể bằng tiếng vỗ tay, hay lời phát biểu nhận xét…

Đó là toàn bộ tiến trình của việc lắng nghe hiệu quả. Trong bất kỳ tình huống nào thì lắng nghe cũng đều có ích cho bạn tuy nhiên để lắng nghe một cách hiệu quả nhất thì bạn cần phải trang bị cho mình những kỹ năng sau:
-      Đừng chú trọng phong cách của diễn giả và phải tự hỏi mình rằng Diễn giả sẽ nói cho bạn biết những gì mà bạn chưa biết.
-      Hãy khách quan khi lắng nghe để giảm được ảnh hưởng của cảm xúc khi lắng nghe và cần kiên nhẫn đến khi nghe được hết toàn bộ thông tin.
-      Hãy tránh các tác động bên ngoài bằng cách đóng cửa lại, tắt điện thoại và tiến gần hơn với người nói chuyện.
-      Khi đi trước diễn giả bằng cách dự đoán trước những gì họ sẽ nói và suy nghĩ về những gì mà họ đã nói.
-      Hãy tìm kiếm thông tin không lời: Hay nói cách khác là chú ý đến chất giọng của người nói, phong cách diễn đạt điều đó sẽ bộc lộ nhiều thông tin giúp bạn nhanh chóng hiểu thông tin hơn.
-      Hãy xem lại những điểm quan trọng coi nó có ý nghĩa hay không, những khái niệm có được minh hoạ bằng sự kiện hay không.
-      Đừng ngắt lời, bởi vì ngắt lời có thể gây lo lắng cho cả  bạn và người nói, khi đó bạn và người nói sẽ không thể nối lại thông tin của buổi nói chuyện được một cách hoàn hảo.
-      Hãy phán đoán và phê bình nội dung chứ không phải phê bình diễn giả.
-      Hãy đưa ra ý kiến phản hồi, hãy để diễn giả biết bãn thực sự đang lắng nghe họ. Đặc biệt là hãy nhìn thẳng vào mắt diễn giả, tóm tắt nội dung thông tin của diễn giả sau khi diễn giản truyền đạt xong.
-      Cuối cùng là hãy ghi lại nội dung một cách ngắn gọn và lưu lại.

Chỉ vì không biết lắng nghe nên bạn mới hay bị thất bị, chỉ vì chưa nắm bắt, phân tích được chi tiết thông tin bạn nghe được đúng hay sai nên bạn mới hay bị lừa vì quá vội làm theo những thông tin mà bạn nghe chưa đầy đủ.
Trở thành người biết lắng nghe sẽ giúp bạn thành công với nhiều tình huống trong cuộc sống.

Khi chú ý nghiên cứu bảng phân tích dưới đây bạn sẽ thấy rõ được tác dụng của nó.


Người không biết
 lắng nghe


Người biết lắng nghe


Cách lắng nghe
 hiệu quả

-      Họ không lắng nghe những chủ đề khô khan
-      Họ không quan tâm đến việc truyền đạt thông tin dở
-      Họ có khuynh hướng tranh luận là chính
-      Họ lắng nghe để tìm kiếm sự kiện.
-      Ghi chép quá nhiều
-      Quá lơ là hoặc tỏ ra vẻ chú ý nhưng thực sự không chú tâm
-      Họ phản ứng với những từ mang tính cảm xúc.
-      Họ có những khuynh hướng mơ mộng đối với những diễn giả nói chậm.


-      Họ lắm lấy cơ hội và tự hỏi trong vấn đề này mình áp dụng được cái gì?
-      Họ nhận xét nội dung và luôn bỏ qua sự sai xót của diễn giả.
-      Họ không nhận xét khi chưa hiểu toàn bộ nội dung vấn đề và không làm gián đoạn việc truyền thông tin của diễn giả.
-      Họ lắng nghe để tìm chủ đề chính.
-      Họ ghi chép rất ít
-      Lắng nghe và cân nhắc những bằng chứng và tóm tắt ý chính trong đầu.

-      Hãy tìm kiếm lĩnh vực mình quan tâm
-      Hãy phán đoán nội dung đừng phán đoán cách truyền đạt.
-      Hãy duy trì sự nhiệt tình của bạn, biểu hiện sự tôn trọng người nói.
-      Hãy lắng nghe để tìm kiếm những tư tưởng.
-      Vừa lắng nghe vừa ghi chép và ghi cép một cách có chọn lọc.
-      Hãy để đầu óc luôn cởi mở và tỉnh táo khi lắng nghe.
-      Điều cuối cùng là hãy nên nhớ rằng tốc độ suy nghĩ luôn nhanh hơn lời nói.

Phần 3 Kỹ năng thuyết trình.

         Kỹ năng thuyêt trình hay kỹ năng truyền đạt thông tin từ người nói đến người nghe, làm sao để đạt kết quả tốt đẹp nhất đó là người nghe hiểu cảm nhận được toàn bộ vấn đề mình muốn nói.
         Hàng ngày chúng ta vẫn thường hay nói chuyện giao tiếp, truyền đạt trao đổi thông tin với mọi người, nhưng hầu như trong chúng ta ai cũng mắc phải tình trạng khó khăn đó là không thể truyền đạt toàn bộ những thông tin mình muốn nói đến người nghe một cách hiệu quả và trau truốt như mong muốn.
         Muốn làm được điều đó chúng ta phải có kỹ năng, phải học những kỹ năng thuyết trình từ cơ bản đến chuyên sâu, để thực thành giao tiếp một cách hiệu quả nhất mang lại cho chúng ta nhưngx thành công nhất định theo như mong muốn.

Cho dù buổi nói chuyện đó có quy mô lớn hay nhỏ, mức độ quan trọng đó ra sao thì điều quan trọng nhất là bạn cần phải làm việc một cách nghiêm túc thì mới mong có hiệu quả công việc cao.
Quy trình thực hiện một buổi thuyết trình hay một cuộc nói chuyện. ( Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà bạn áp dụng.

1. Chuẩn bị: Để chuẩn bị cho một buổi thuyết trình bạn cần phải thống kê, giải quyết được những câu hỏi sau:
         - Bạn sẽ tổ chức thuyết trình ở đâu?
         - Đối tượng bạn muốn truyền đạt là ai?
         - Nội dung thông tin bạn muốn truyền đạt là gì?
         - Cách tổ chức thuyết trình hay nói chuyện ra sao?
         - Những công cụ hỗ trợ thuyết trình của bạn là gì?
         - Bạn nên mặc trang phục gì trong buổi thuyết trình?
         - Quy mô tổ chức lớn hay nhỏ?
         - Đặc biệt bạn cần chú ý tới lợi ích của người nghe khi tham gia buổi thuyết trình là gì?

2. Tổ chức thuyết trình:
Khâu chuẩn bị là quan trọng số một thì khâu tổ chức cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Để truyền đạt thông tin một cách hiệu quả nhất thì các yếu tố như ngoại hình, lời nói, cách diễn đạt và mức độ nhiệt tình của bạn sẽ là những yếu tố quyết định tới thành công của buổi thuyết trình. Do đó bạn cần phải chú ý đến một số kỹ năng sau đây:
         - Sự nhiệt tình: Bạn không thể thuyết phục người khác nếu như trình bày vấn đề một cách miễn cưỡng hay gò ép, thiếu sự nhiệt tình, diễn giải theo kiểu như thể đang trả bài. Hãy đặt hết niềm tin vào những nội dung mà bạn đang truyền đạt là tốt, chất lượng có hiệu quả đối với người nghe. ( Bạn cần lưu ý rằng nhiệt tình không có nghĩa là nói quá lớn hay quá nhanh mà điều quan trọng là thái độ trình bày vấn đề của bạn cần có sự sinh động hấp dẫn, mang tính thuyết phục cao cuốn hút người nghe.)
         - Sự đơn giản: Đừng dùng từ quá kêu hay những thuật ngữ quá chuyên môn làm người nghe khó hiểu. Hãy trình bày vấn đề một cách dễ nghe dễ hiểu thật đơn giản mục đích giúp người nghe nhanh hiểu như thể “ Bạn đang là chính mình”
         - Thường xuyên kiểm tra phản ứng của người nghe: Một buổi thuyết trình hiệu quả và thành công đó là kết quả của việc tương tác qua lại giữa người nói và người nghe. Do đó trong khi trình bày bạn nên thường xuyên hỏi xem người nghe đã hiểu vấn đề chưa? Có vấn đề gì thắc mắc cần trao đổi thêm hay không?
         - Giao tiếp bằng mắt:  Một buổi thuyết trình đó là sự giao tiếp của bạn với mọi người do đó tất cả mọi người cần phải đón nhận sự quan tâm như nhau. Không nên chỉ nhìn vào một người nào đó mà bạn cho rằng đó là nhân vật quan trọng. Hãy nhìn và thường xuyên quan sát mọi người bằng ánh mắt tự nhiên, thân thiện và nhiệt tình.
         - Đặt mình vào vị trí của người nghe: Để buổi thuyết trình hiệu quả cao nhất bạn nên quan tâm đến sự quan tâm của mọi người để xác định mình cần nói những gì và nói ra sao. Bạn cần phải cho họ thấy những lợi ích của buổi nói chuyện giúp mọi người quan tâm chú ý đến buổi nói chuyện của bạn.
         - Chuẩn bị kỹ lưỡng: Nội dung của buổi thuyết trình cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi trình bày với người nghe. Điều này giúp bạn tự tin hơn vào chính bạn vào chính những lợi ích trong những điều mà bạn muốn nói với người nghe. Hãy dự trù trước những câu hỏi mà người nghe có thể đặt ra  và chuẩn bị trước những câu trả lời sẵn, giúp buổi thuyết trình đạt hiệu quả một cách nhanh nhất, tốt nhất.
         - Chú ý đến trang phục: Ngày nay trang phục công sở rất đa dạng gây ra việc khó khăn cho bạn trong buổi thuyết trình. Tuy nhiên nguyên tắc cơ bản là bạn không thể ăn mặc kém sang trọng hơn người nghe đối diện. Bạn hãy chọn trang phục thật sang trọng phù hợp với yêu cầu công việc, chú ý đừng quá diêm dúa lèo loẹt gây phản cảm. Tốt nhất là bạn nên chọn trang phục truyền thông dành riêng cho giới doanh nhân .
         - Chú ý đến tác phong: Khi tham gia buổi thuyết trình bạn cần chú ý đến tác phong hay phong cách thuyết trình bạn tuyệt đối không bao giờ được đứng quay lưng trực diện lại với người nghe, mà nên đứng đối mặt hay đứng chếch 45-60 độ nếu như bạn trình bày viết trên bảng.
         - Kết thúc lịch sự: Cuối buổi thuyết trình cho dù kết quả có tốt đẹp hay không tốt đẹp như mong muốn thì bạn cũng cần lịch sự khi kết thúc buổi thuyết trình bằng lời cảm ơn trân trọng nhất dành cho sự quan tâm lắng nghe và trao đổi của mọi người.




Chương IV
KỸ NĂNG
KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Phần 1. Cơ hội và thử thách sau hội nhập WTO.

            Chúng ta đang đứng trước những cơ hội và thử thách mới.Chúng ta phải khẳng định một điều rằng : Trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống hai chữ “cơ hội” luôn là điều quan trọng nhất quyết định tới sự thành công, đó là điều chắc chắn.Tuy nhiên đứng trước mỗi cơ hội chúng ta không thể vội vàng nắm bắt và thực hiện mà cần phải có tầm nhìn, chiến lược và giải pháp cụ thể để nắm bắt cơ hội biến cơ hội thành hiện thực.

- Chúng ta đang đứng trước những cơ hội gì ?
- Những thử thách nào sẽ nảy sinh trong cơ hội?
- Chúng ta cần có giải pháp gì để vượt qua thử thách, nắm bắt cơ hội và biến cơ hội thành hiện thực?

Đó là những câu hỏi lớn mà chúng ta cần phải suy nghĩ, tìm hiểu và đưa ra lời giải đáp chi tiết. Đứng ở góc độ, nhìn nhận tình hình thực tế, chúng tôi phân tích một số nhìn nhận cơ bản sau:
-  Kinh tế đất nước đang trên đà phát triển với tốc độ nhanh chóng, ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường Quốc tế và Khu vực.
-  Sau thời gian dài đàm phán vậy là cơ hội gia nhập WTO vào cuối năm 2006 đã trở thành hiện thực.
-  Song song với tốc độ Công Nghiệp Hoá - Hiện Đại Hoá là sự hình thành và phát triển với tốc độ chóng mặt của ngành Công Nghiệp Công Nghệ Thông Tin. (Điều này  cho thấy sự phát triển khác lạ của nền kinh tế nước ta so với nền kinh tế các nước công nghiệp phát triển đi trước).
-  Sự giao thoa của cả 3  thời kỳ kinh tế Nông nghiệp- Công nghiêp & Công nghiệp công nghệ thông tin, sẽ có tác dụng đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng phát triển của nền kinh tế đất nước trong những năm tới.


Stan Shih – một trong những nhà doanh nghiệp hàng đầu ở Châu Á, Giám đốc điều hành hãng Acer Group ở Đài Loan, đã dự báo rằng:
“Những hệ thống truyền thông điện tử, trực tuyến và rẻ tiền sẽ cho phép ngành quản trị kinh doanh tại các nước đang phát triển bỏ qua giai đoạn cách mạng Công Nghiệp và tiến thẳng lên kỷ nguyên Thông Tin.”
           

.
Tuy nhiên song song với những thuận lợi thì  vấn đề khó khăn và thử thách luôn nảy sinh.
Nền kinh tế nước ta đang đứng trước những thử thách mới về trình độ sản xuất, trình độ quản lý, giá trị sản phẩm, giá trị cạnh tranh trước và sau khi nước ta hội nhập WTO.

Theo cuốn những vấn đề kinh tế Thế giới số 4(84) 2003 phân tích thực trạng phân công lao động ở Mỹ qua các kỷ nguyên kinh tế diễn ra như sau :
Ở Mỹ vào cuối thế kỷ 19. 
            93,5 % Lao động hoạt động trong lĩnh vực sản xuất Nông Nghiệp
            5,5 %   Lao động hoạt động trong lĩnh vực sản xuất Công Nghiệp
            1 %      Lao động hoạt động trong lĩnh vực Dịch Vụ

Nhưng đến cuối thế kỷ 20.
             3 %      Lao động hoạt động trong lĩnh vực sản xuất Nông Nghiệp
            24%     Lao động hoạt động trong lĩnh vực sản xuất Công Nghiệp
            73%     Lao động hoạt động trong lĩnh vực Dịch Vụ

* Nhiều quốc gia khác ở  Châu Âu  cũng có những mô hình phân công lao động tương tự.

Trên thực tế cho thấy rằng nhiều người lao động trở lên tụt hậu trong các giai đoạn chuyển giao.

Trước đây trong giai đoạn chuyển giao từ kinh tế Nông Nghiệp sang kinh tế Công Nghiệp, người lao động rất dễ dàng thích ứng vì ngành sản xuất Công Nghiệp chỉ đòi hỏi về sức mạnh thể chất chứ không đòi hỏi nhiều về Trí Tuệ.

Hiện nay trong giai đoạn chuyển giao từ nền kinh tế sản xuất Công Nghiệp sang nền kinh tế sản xuất Công Nghiệp Công Nghệ Thông Tin thì sự mất phương hướng của người lao động trở lên  rõ ràng và gay gắt .

Bởi lẽ trong sản xuất Công Nghiệp Công Nghệ Thông Tin hiện đại không cần nhiều lao động trong lĩnh vực sức mạnh Thể Chất mà chủ yếu chỉ nhận lao động trong lĩnh vực Trí Tuệ. Vậy nên người lao động không có Trí Tuệ luôn là những người gặp khó khăn nhiều nhất.

Sự thay đổi và sự chuyển giao Công Nghệ từ nền sản xuất Công Nghiệp  sang nền sản xuất Công Nghiệp Công Nghệ Thông Tin hiện đại đã làm cho nhiều người lo sợ rằng: Máy tính sẽ đẩy nhiều triệu người lâm vào tình cảnh thất nghiệp và điều này đã xảy ra . Tuy nhiên trên thực tế Máy tính đã tạo ra nhiều triệu việc làm mới với các ngành Công Nghiệp hoàn toàn mới.

Trung Quốc sau 1 năm gia nhập tổ chức thương mại Thế Giới WTO.  Rất nhiều Nhà máy, Xí nghiệp bị phá sản, Công Nhân bị đuổi việc hàng loạt.

Giả sử sau khi gia nhập WTO, nền kinh tế nước ta cũng có tình trạng giống như Trung Quốc. Có nghĩa là sẽ có nhiều Nhà máy bị phá sản, hàng loạt Công Nhân bị đuổi việc.

Vậy thì số Công Nhân bị đuổi việc họ sẽ làm gì để đảm bảo cuộc sống ?

           
Sau khi gia nhập WTO, hàng hoá trong nước sẽ ra sao khi phải cạnh tranh với những hàng hoá của nước ngoài được sản xuất trên dây truyền công nghệ hiện đại, chất lượng tốt, giá thành rẻ, với những phương thức Quảng bá, Tiếp thị- Phân phối sản phẩm hiện đại, chuyên nghiệp và hiệu quả?

           
Đó là những câu hỏi rất lớn. Nhưng những câu hỏi rất lớn này không chỉ dành riêng cho những nhà lãnh đạo kinh tế đất nước hay những doanh nhân thành đạt mà đó là câu hỏi lớn dành cho tất cả chúng ta, những người yêu thích kinh doanh, thế hệ trẻ, thể hệ chủ nhân tương lai của đất nước, đang đóng góp vai trò là nguồn nhân lực chính cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước.

            Trong mỗi thời điểm lịch sử khác nhau thì sứ mệnh lịch sử và vai trò trách nhiệm của mỗi người công dân đất Việt cũng lại khác nhau.

Trong thời kỳ chiến tranh
Vai trò trách nhiệm và sứ mệnh giải phóng dân tộc đặt lên vai cha ông chúng ta và cha ông chúng ta đã hoàn thành xuất sắc vai trò sứ mệnh giải phóng dân tộc dưới sự dẫn dắt lãnh đạo của đảng nhà nước.

Trong thời bình
Vai trò trách nhiệm và sứ mệnh xây dựng phát triển kinh tế đất nước cũng vẫn đặt lên vai cha ông chúng ta, nhưng tại thời điểm này vai trò trách nhiệm đó đã và đang được chuyển dần sang đôi vai trẻ khoẻ của chúng ta, nhưng người thuộc thế hệ trẻ thế trẻ của đất nước.

Chúng ta phải làm gì?
Chúng ta phải làm như thế nào? Để hoàn thành tốt sứ mệnh đang đặt trên đôi vai trẻ khoẻ và đầy sức sống của chúng ta.

Ước mơ của tôi, ước mơ 8x và ước mơ của thế hệ trẻ.

Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh thanh bình của Đất nước.  Học hỏi- cảm nhận và tự hào về những lịch sử hào hùng của lịch sử  truyền thống dân tộc.
Luôn đồng tình ủng hộ với đường lối của Đảng và Nhà Nước trên con đường xây dựng kinh tế đất nước theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa.
Luôn luôn mong muốn và ước mơ được đóng góp sức lực nhỏ bé của bản thân vào công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế Đất nước.

Đó là ước muốn của rất nhiều bạn trẻ thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước, muốn thể hiện bản thân mình, muốn thể hiện năng lực của bản thân mình với thế hệ những người đi trước.


Nhưng ước mơ sẽ mãi là ước mơ nếu chúng ta không hành động.Ước mơ sẽ mãi là ước mơ nếu như chúng ta không chịu vận động suy nghĩ, biến ước mơ thành hiện thực.
            Sau hơn 1 năm tham gia nghiên cứu, tìm hiểu và thực tế thị trường tôi đã xây dựng hoàn thiện 2 bản tài liệu gồm: Dự án  Xây dựng trung tâm thương mại điện tử Online & Cuốn giáo trình đào tạo nguồn nhân lực này.

            “Thương mại điện tử sẽ là giải pháp hữu hiệu nhất giúp giảm giá thành sản phẩm trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh sau hội nhập WTO.”
(Đó là lời tôi tuyên bố trong mục tầm nhìn & sứ mệnh của dự án.)

Tại tôi lại khẳng định như vây?
Thương mại điện tử là gì?
Lợi ích lớn nhất trong thương mại điện tử ?
Khó khăn lớn nhất của thương mại điển tử là gì, chúng ta cần có giải pháp gì để giải quyết những khó khăn đó?
Tại sao thương mại điện tử lại là giải pháp hữu hiệu nhất giúp chúng ta giảm giá thành sản phẩm nâng cao năng lực cạnh tranh sau hội nhâp WTO ?

Đó là những câu hỏi đã có lời giải đáp, các bạn sẽ hiểu rõ vấn đề khi cùng tôi tham gia tìm hiểu và phân tích phần : Thương mại điện tử khó khăn và Giải pháp.

Phần 2. Thương mại điện tử khó khăn và Giải pháp.

a.      Khái niệm thương mại điện tử
b.      Lợi ích lớn nhất của thương mại điện tử
c.      Thương mại điện tử khó khăn và Giải pháp

a.Khái niệm thương mại điện tử
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về thương mại điện tử nhưng tôi xin nêu ra khái niệm về thương mại điện tử của tổ chức kinh tế thế giới WTO:
“Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận có thể hữu hình hoặc giao nhận quan internet dưới dạng số hoá.”

Tài liệu tham khảo: Trích dẫn bài giảng Lợi ích và tác động của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp  của  Thạc sĩ Nguyễn văn Thoan trưởng bộ môn thương mại điện tử trường ĐH Ngoại thương – Khoa kinh tế ngoại thương.


b.Lợi ích lớn nhất của thương mại điện tử

Để giúp các bạn hiểu được lợi ích to lớn nhất của thương mại điện tử đối với việc thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước nâng cao vai trò cạnh tranh sau hội nhập WTO. Mời các bạn và cùng tôi phân tích bài viết sau:

Cuộc sống là vậy, Tất cả chúng ta ai cũng như ai, chúng ta đều có chung một nguyện vọng và mục tiêu. Chúng ta luôn mong muốn thay đổi cuộc sống hiện tại, chúng ta luôn muốn được hưởng một cuộc sống ấm no an bình và hạnh phúc.

Chính vì vậy mà chúng ta đã không ngừng vận động suy nghĩ, lao động  và làm việc sáng tạo để tạo ra của cải vật chất phục vụ cho những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống.

Những cuộc “Cách mạng Xanh”, “Cách mạng Công Nghiệp”  đã từng bước cải thiện cuộc sống của loài người trên trái đất, từ thiếu đói đến no đủ, từ trình độ sản xuất Công- Nông lạc hậu đến Công-Nông hiện đại.

Ngày nay với sự hỗ trợ và thay thế của máy móc hiện đại, con người không cần lao động bằng chân tay nhiều như trước mà vẫn tạo ra được số lượng của cải vật chất khổng lồ.

Những tưởng nền sản xuất máy móc hiện đại sẽ giúp con người tránh khỏi tình trạng đói nghèo. Tuy nhiên trên thực tế Đói Nghèo vẫn luôn là nỗi sợ kinh hoàng nhất của xã hội loài người. Bất cứ ai trong chúng ta sinh ra trên trái đất cũng đều không muốn phải đối mặt với nỗi sợ hãi kinh hoàng này.

Những nhà tỷ phú trên Thế Giới xuất hiện ngày càng nhiều với số lượng tài sản khổng lồ có thể nuôi sống cả triệu, chục triệu thậm chí hàng trăm triệu người trên Trái Đất. Đó là sự khủng hoảng kinh hoảng lớn nhất, là nỗi buồn lớn mà con người phải gánh chịu.

Mọi nguồn vốn, dự án lớn, nhỏ đều xảy ra tình trạng “ Thủng lỗ” cơ bản. Thế Giới lại tiếp tục phải chào đón những nhà độc tài, những nhà tỷ phú mới, cùng đó hàng triệu triệu người lại tiếp tục lâm vào tình trạng nghèo đói cùng khổ.

Sự “Thủng lỗ” cơ bản của nguồn vốn, những “Nhà tham nhũng, lũng loạn”  vẫn chưa phải là nguyên nhân chủ chốt dẫn đến tình trạng phân hoá giàu nghèo trong xã hội loài người.

Bởi lẽ cuộc sống càng hiện đại thì tình trạng phân hoá giàu nghèo ngày càng trở lên “Nổi trội”. Nền kinh tế vật chất càng phát triển thị sự phân hoá giàu nghèo càng trở lên rõ ràng và gay gắt. Cơ chế kinh tế thị trường đã tạo ra sự chênh lệch lớn về thu nhập và là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự mất cân bằng thu nhập của mọi người trong xã hội.

Ước mơ được sống trong một xã hội công bằng, ấm no, an bình, hạnh phúc, đó đó là ước mơ chung của nhân loại.

Sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của những hệ thống, tập đoàn bán lẻ trực tiếp hàng hoá từ nhà sản xuất đến tay người tiêu là một trong  những giải pháp tốt nhất nhằm cắt giảm các chi phí trung gian tốn kém. Giúp hạ giá thành sản phẩm đem lại lợi ích thiết thực đến tay người tiêu dùng.

Song song với sự hình thành và phát triển của các tập đoàn bán lẻ. Sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của ngành kinh doanh Thương mại điện tử đã và đang là tín hiệu đáng mừng, báo hiệu sự đổi thay mới tạo ra những hệ thống việc làm và thu nhập mới cho người lao động, tạo ra sự cân bằng về thu nhập của mọi người trong xã hội.

Chúng ta đã bao giờ  hỏi xem người công nhân họ miệt làm việc sản xuất ra sản phẩm. Nhưng tại vì sao đồng lương cả ngày cả tháng, thậm chí cả năm họ lãnh được liệu có mua nổi sản phẩm do chính tay họ làm ra?

Nguyên nhân chủ yếu chính là sự chi phí quá tốn kém cho các khâu trung gian quảng cáo. Sản phẩm được sản xuất ra bởi tay người công nhân nhưng họ lại phải mua lại sản phẩm do chính tay họ làm ra với giá cao gấp 5, 10 thậm chí nhiều lần hơn nữa.
Đường đi của sản phẩm cứ vòng vèo vòng vèo hết khâu trung gian này đến trung gian kia rồi mới đến tay người tiêu dùng. Nói chung người sản xuất luôn phải mua lại sản phẩm do chính tay mình làm ra với giá quá đắt đỏ.

Cái quy luật này nó đã diễn ra hàng nhiều thế kỷ, mua rẻ bán đắt, buôn hàng giả bán hàng thực, quảng cáo sai sự thật nâng quá cao tác dụng thực tế của sản phẩm … đó là sự thực đáng buồn nhất trong ngành kinh doanh truyền thống. 

Sự thực này đã làm gia tăng sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội, người nghèo cứ mãi nghèo thêm còn người giàu cứ mãi giàu thêm. 

Tuy nhiên từ nay quy luật đó sẽ bị phá vỡ bởi thương mại điện tử : “ Sự phát triển đúng hướng của thương mại điện tử sẽ là giải pháp tốt nhất làm giảm sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội”

Đó là những lời tiên đoán của tôi về tiềm năng ngành kinh doanh thương mại điện tử.


Hoàng Thái

1 comment:

Anonymous said...

Đọc xong muốn khóc... Em nghĩ hoàn cảnh của em đã khổ rồi. Nhưng thấy hoàn cảnh của anh còn khổ hơn. Em cũng bị bố mẹ ở nhà quát mắng. Mẹ em bảo là : " Mày ko đi thi thì đừng về nhìn mặt bố mẹ nữa "....Buồn lắm anh à !!!....
Chúc anh và dự án của anh sẽ thành công. Em tin sẽ là vậy.