Saturday, March 8, 2008

Lợi ích thương mại điện tử

Đây là suy nghĩ của tôi về lợi ích thương mại điện tử .

Cuộc sống là vậy, Tất cả chúng ta ai cũng như ai, chúng ta đều có chung một nguyện vọng và mục tiêu. Chúng ta luôn mong muốn thay đổi cuộc sống hiện tại, chúng ta luôn muốn được hưởng một cuộc sống ấm no an bình và hạnh phúc.

Chính vì vậy mà chúng ta đã không ngừng vận động suy nghĩ, lao động và làm việc sáng tạo để tạo ra của cải vật chất phục vụ cho những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống.

Những cuộc “Cách mạng Xanh”, “Cách mạng Công Nghiệp” đã từng bước cải thiện cuộc sống của loài người trên trái đất, từ thiếu đói đến no đủ, từ trình độ sản xuất Công- Nông lạc hậu đến Công-Nông hiện đại.

Ngày nay với sự hỗ trợ và thay thế của máy móc hiện đại, con người không cần lao động bằng chân tay nhiều như trước mà vẫn tạo ra được số lượng của cải vật chất khổng lồ.

Những tưởng nền sản xuất máy móc hiện đại sẽ giúp con người tránh khỏi tình trạng đói nghèo. Tuy nhiên trên thực tế Đói Nghèo vẫn luôn là nỗi sợ kinh hoàng nhất của xã hội loài người. Bất cứ ai trong chúng ta sinh ra trên trái đất cũng đều không muốn phải đối mặt với nỗi sợ hãi kinh hoàng này.

Những nhà tỷ phú trên Thế Giới xuất hiện ngày càng nhiều với số lượng tài sản khổng lồ có thể nuôi sống cả triệu, chục triệu thậm chí hàng trăm triệu người trên Trái Đất. Đó là sự khủng hoảng kinh hoảng lớn nhất, là nỗi buồn lớn mà con người phải gánh chịu.

Mọi nguồn vốn, dự án lớn, nhỏ đều xảy ra tình trạng “ Thủng lỗ” cơ bản. Thế Giới lại tiếp tục phải chào đón những nhà độc tài, những nhà tỷ phú mới, cùng đó hàng triệu triệu người lại tiếp tục lâm vào tình trạng nghèo đói cùng khổ.

Sự “Thủng lỗ” cơ bản của nguồn vốn, những “Nhà tham nhũng, lũng loạn” vẫn chưa phải là nguyên nhân chủ chốt dẫn đến tình trạng phân hoá giàu nghèo trong xã hội loài người.

Bởi lẽ cuộc sống càng hiện đại thì tình trạng phân hoá giàu nghèo ngày càng trở lên “Nổi trội”. Nền kinh tế vật chất càng phát triển thị sự phân hoá giàu nghèo càng trở lên rõ ràng và gay gắt. Cơ chế kinh tế thị trường đã tạo ra sự chênh lệch lớn về thu nhập và là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự mất cân bằng thu nhập của mọi người trong xã hội.

Ước mơ được sống trong một xã hội công bằng, ấm no, an bình; hạnh phúc, đó đó là ước mơ chung của nhân loại.

Sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của những hệ thống, tập đoàn bán lẻ trực tiếp hàng hoá từ nhà sản xuất đến tay người tiêu là một trong những giải pháp tốt nhất nhằm cắt giảm các chi phí trung gian tốn kém. Giúp hạ giá thành sản phẩm đem lại lợi ích thiết thực đến tay người tiêu dùng.

Song song với sự hình thành và phát triển của các tập đoàn bán lẻ. Sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của ngành kinh doanh Thương mại điện tử đã và đang là tín hiệu đáng mừng, báo hiệu sự đổi thay mới tạo ra những hệ thống việc làm và thu nhập mới cho người lao động, tạo ra sự cân bằng về thu nhập của mọi người trong xã hội.

Chúng ta đã bao giờ hỏi xem người công nhân họ miệt làm việc sản xuất ra sản phẩm. Nhưng tại vì sao đồng lương cả ngày cả tháng, thậm chí cả năm họ lãnh được liệu có mua nổi sản phẩm do chính tay họ làm ra?

Nguyên nhân chủ yếu chính là sự chi phí quá tốn kém cho các khâu trung gian quảng cáo. Sản phẩm được sản xuất ra bởi tay người công nhân nhưng họ lại phải mua lại sản phẩm do chính tay họ làm ra với giá cao gấp 5, 10 thậm chí nhiều lần hơn nữa.
Đường đi của sản phẩm cứ vòng vèo vòng vèo hết khâu trung gian này đến trung gian kia rồi mới đến tay người tiêu dùng. Nói chung người sản xuất luôn phải mua lại sản phẩm do chính tay mình làm ra với giá quá đắt đỏ.

Cái quy luật này nó đã diễn ra hàng nhiều thế kỷ, mua rẻ bán đắt, buôn hàng giả bán hàng thực, quảng cáo sai sự thật nâng quá cao tác dụng thực tế của sản phẩm … đó là sự thực đáng buồn nhất trong ngành kinh doanh truyền thống. Sự thực này đã làm gia tăng sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội, người nghèo cứ mãi nghèo thêm còn người giàu cứ mãi giàu thêm.

Tuy nhiên quy luật đó sẽ bị phá vỡ bởi thương mại điện tử : Sự phát triển đúng hướng của thương mại điện tử sẽ là giải pháp tốt nhất làm giảm sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội".

1 comment:

THIÊN QUANG said...

Nhận xét và phân tích tốt
Văn hay
Mong các bài đăng phần II và III